icon zalo icon hotline

Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết?

Đồng hồ cơ là những cỗ máy có cấu tạo vô cùng phức tạp, được chế tác một cách vô cùng cẩn thận và chu đáo bởi bàn tay của những người thợ hàng đầu thế giới. Chúng có độ bền rất lớn, được ráp nối từ hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn linh kiện nhỏ lại với nhau để tạo nên một chuyển động hoàn hảo và vô cùng chuẩn xác. Các chi tiết chuyển động một cách khoa học đáng kinh ngạc khiến bất kỳ ai cũng phải thán phục và có thể hoạt động như vậy rất lâu nếu được bảo dưỡng một cách thường xuyên. Tuy vậy, có những người hỏi rằng tại sao đồng hồ cơ hay bị chết?

Đây lại là vấn đề thuộc về khả năng bảo dưỡng đồng hồ của bạn hoặc chưa hiểu về cách sử dụng đồng hồ. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách thấu đáo nhất.

Đồng hồ để lâu không đeo

Bất kỳ một chiếc đồng hồ cơ nào dù cao cấp đến đâu cũng có thời gian trữ cót của riêng nó. Thời gian trữ cót ở đây có thể hiểu đơn giản nhất là thời gian đồng hồ dự trữ năng lượng khi không được đeo trên tay. Sau khi hết khoảng thời gian này mà vẫn không được sử dụng (để tạo năng lượng mới) thì đồng hồ cơ sẽ dừng hoạt động. Đây có thể là lý do khiến nhiều người cho rằng đồng hồ cơ hay bị chết. Thực ra đây thuộc về cấu tạo của bất kỳ một chiếc đồng hồ cơ nào. Muốn đồng hồ hoạt động trở lại, bạn chỉ cần đeo đồng hồ lên và lên dây cót trở lại là hoạt động bình thường.

Đồng hồ không được lau dầu bảo dưỡng định kỳ

Đồng hồ cơ là một cỗ máy diệu kỳ với các chuyển động cơ học diệu kỳ. Chúng được tạo nên bởi hàng trăm chi tiết ghép nối với nhau hoàn hảo và được làm bằng tay trong quá trình này. Nhưng, với những chi tiết này, khi sử dụng một thời gian đủ lâu sẽ dẫn tới hiện tượng ma sát của các chi tiết khiến bộ máy bắt đầu có vấn đề. Chính vì vậy, dù dùng đồng hồ cơ loại nào thì bạn cũng phải chú ý đến thời gian bảo dưỡng đồng hồ. Các hãng sản xuất thường đưa ra thời gian cụ thể cho riêng từng sản phẩm để đi bảo dưỡng. Trung bình, thời gian các hãng sản xuất khuyến cáo người dùng nên đi lau dầu bảo dưỡng đồng hồ là khoảng từ 2 - 3 năm/lần.

Đồng hồ bị nhiễm từ

Đồng hồ cơ có khả năng bị nhiễm từ rất cao do các chi tiết phần lớn là kim loại. Việc bị nhiễm từ ở mức độ nhẹ thì không sao và ít ảnh hưởng đến sản phẩm nhưng nặng hơn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng hoạt động của sản phẩm, có thể dẫn đến hoạt động không bình thường, sai số rất cao hoặc nặng hơn nữa là dừng hoạt động. Việc bị nhiễm từ của đồng hồ có khả năng là đặt gần các vật có từ tính cao như tivi, tủ lạnh, điều hòa...

. Donghochinhhang.com
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Lên đầu