Đồng hồ cơ có 2 loại chính: tự động lên dây cót (đồng hồ automatic) và đồng hồ lên dây cót bằng tay (hand winding). Vậy cách lên dây cót cho đồng hồ automatic như thế nào, cần có những lưu ý gì trong quá trình sử dụng loại đồng hồ này. Bài viết sau sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ Automatic
Đồng hồ cơ có 5 bộ phận: bộ tạo năng lượng, bánh răng, bộ thoát, phần điều khiển và phần hiển thị thời gian.
Năng lượng được nạp vào đồng hồ bằng cách vặn cót hoặc bộ quay trên đồng hồ tự động. Năng lượng sau đó được truyền qua ổ cót tới các bánh răng. Các bánh răng quay và truyền động cho nhau. Để ngăn các bánh răng chuyển động xoay tròn hỗn loạn, đồng hồ cần có một bộ thoát (hồi). Bộ thoát này chạy theo nhịp, liên tục khóa và mở bánh thoát để bánh răng chạy theo nhịp.
Trục của các bánh răng được nối với các kim chỉ thời gian (giờ, phút hoặc giây). Khi đặt các kim này lên mặt đồng hồ, chúng ta sẽ biết được thời gian.
Với cơ chế hoạt động đã đề cập ở trên, có thể nói một chiếc đồng hồ cơ đơn giản nhất cũng có rất nhiều “máy móc” thú vị ở bên trong, và được cấu tạo từ những bộ phận rất tinh xảo. Đó là chưa kể đến những cỗ máy đồng hồ phức tạp hơn như tourbillon, chronograph… Những chiếc đồng hồ phức tạp nhất có thể tốn tới hàng trăm giờ công để thực hiện.
Cách lên dây cót đồng hồ automatic
Đồng hồ automatic lên dây cót dựa vào cử động của cánh tay người đeo. Trong khi với loại lên cót bằng tay, bạn sẽ cần vặn núm đồng hồ để lên cót trong một khoảng thời gian nhất định.
Bạn cần đeo đồng hồ một khoảng thời gian nhất định để đồng hồ duy trì hoạt động (thường là 8 tiếng/ngày). Khi đồng hồ automatic ngừng chạy, bạn có thể lắc nhẹ 20 – 40 lần trước khi đeo để đồng hồ automatic tiếp tục hoạt động.
Bạn cũng có thể tham khảo cách lên dây cót đồng hồ cơ bằng tay:
Thứ nhất, bạn tháo đồng hồ ra khỏi tay và đặt đồng hồ trên bàn hoặc một vị trí cố định.
Tiếp theo, xoay từ từ núm vặn theo vị trí từ dưới lên trên (từ hướng 6h lên hướng 12h của chiếc đồng hồ). Thường sau khi xoay từ 20 – 40 vòng cót sẽ đầy, đồng hồ tích trữ đủ năng lượng.
Chú ý: Khi vặn thấy căng tay thì dừng, không nên vặn tiếp vì sẽ khiến đồng hồ cơ bị đứt dây cót hoặc gây nguy hại tới các bộ phận bên trong.
Những lưu ý về cách dùng đồng hồ cơ
Tránh để đồng hồ va đập vào các vật dụng khác hoặc làm rơi đồng hồ. Sự tác động mạnh sẽ khiến đồng hồ hoạt động kém chính xác hơn
Đồng hồ automatic không nên đeo khi đi bơi, tắm hay xông hơi
Không để đồng hồ gần những nơi có từ trường mạnh: tivi, loa thùng, nam châm
Nên đeo đồng hồ thường xuyên, ít nhất 8 tiếng/ngày để dây cót tự động được nạp năng lượng
Việc lên dây cót cho đồng hồ automatic tưởng chừng đơn giản nhưng lại cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo độ bền và hoạt động ổn định của bộ máy. Với những ai mới làm quen với dòng máy cơ, thao tác này không chỉ giúp đồng hồ hoạt động chính xác mà còn là cách kết nối cảm xúc với món phụ kiện mình đang đeo.
Những mẫu đồng hồ Citizen automatic hay đồng hồ Tissot 1853 đều có cấu tạo máy cơ tinh xảo, đòi hỏi người dùng hiểu rõ cách vặn núm đúng chuẩn để tránh hư hỏng không đáng có. Trong khi đó, với các dòng như đồng hồ Citizen Eco Drive, người dùng gần như không cần bận tâm đến việc lên dây vì máy được sạc bằng ánh sáng – một lựa chọn phù hợp cho lối sống bận rộn.
Còn nếu bạn yêu thích vẻ đẹp thanh lịch và danh tiếng lâu đời, các mẫu đồng hồ Longines chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm đeo đẳng cấp. Dĩ nhiên, giá đồng hồ Longines cũng phản ánh chất lượng chế tác và độ tinh xảo trong từng chi tiết máy – điều khiến nhiều người đam mê đồng hồ sẵn sàng đầu tư cho một chiếc xứng đáng.