icon zalo icon hotline

Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết? Có sửa được không?

Sử dụng đồng hồ cơ bạn sẽ không cần phải thay pin nên nó rất tiện lợi. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp phải trường hợp đồng hồ bị chết sau 2-3 ngày không sử dụng. Đừng vội trách đơn vị bán hàng không uy tín, hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao đồng hồ cơ hay bị chết và cách khắc phục chỉ trong tích tắc dưới đây!

1. Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đồng hồ cơ

Đồng hồ cơ Thụy Sĩ ra đời đầu tiên trên thế giới, thể hiện sự tinh xảo và vượt trội trong công nghệ chế tác đồng hồ. Một chiếc đồng hồ cơ có thể được tạo nên từ hàng trăm linh kiện khác nhau. Chính vì vậy, giá thành của đồng hồ cơ cũng đắt đỏ hơn so với đồng hồ chạy bằng pin.

Tuy có hàng trăm linh kiện nhưng một chiếc đồng hồ cơ có năm bộ phận chính, đó là: bánh răng, bộ tạo năng lượng, phần điều khiển, bộ thoát và phần hiển thị thời gian. Năm bộ phận này sẽ hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau để tạo năng lượng cho đồng hồ hoạt động.

Đồng hồ cơ có cấu tạo từ hàng trăm linh phụ kiện khác nhau


Trước hết, năng lượng được tạo ra từ việc lên dây cót bằng tay hoặc bộ phận quay, sau đó sẽ truyền qua ổ cót để đến các bánh răng. Các bánh răng sẽ tự truyền động cho nhau. Lúc này, bộ phận thoát sẽ làm nhiệm vụ là ngăn không cho bánh răng hoạt động hỗn loạn mà phải nhịp nhàng, bộ phận thoát sẽ liên tục mở và đóng bánh thoát để bánh răng chạy theo một lập trình nhất định. Cứ như vậy, đồng hồ sẽ có năng lượng và hoạt động nhịp nhàng suốt tuổi đời mà không cần đến pin như đồng hồ Quartz.


Bộ máy đồng hồ cơ Longines

2. Tại sao đồng hồ cơ hay bị chết?

Đồng hồ cơ có thể hoạt động cả đời không cần pin nhưng vì sao vẫn có trường hợp đồng hồ bị chết chỉ sau 2-3 ngày không sử dụng? Nguyên nhân có thể đến từ một hoặc tất cả các lý do sau đây:

Thứ nhất, yếu tố quan trọng hàng đầu để một chiếc đồng hồ cơ hoạt động đó là phải lên dây cót để tạo năng lượng cho bánh xe và các bộ phận khác. Nếu không có năng lượng đồng nghĩa với việc đồng hồ không hoạt động được. Điều này xảy ra khi bạn không lên dây cót mỗi ngày hoặc không đeo đồng hồ trên tay dẫn đến năng lượng bị cạn kiện và đồng hồ bị chết.

Không vặn hoặc đeo đồng hồ cơ mỗi ngày có thể khiến đồng hồ bị chết


Đối với đồng hồ Automatic, thời gian trữ năng lượng có thể từ 40-80 giờ, hết thời gian này nếu bạn không lên dây cót bằng cách đeo đồng hồ trên tay hoặc lắc đồng hồ để tạo năng lượng thì đồng hồ cũng bị chết.

Thứ hai, khi điều chỉnh thời gian, bạn cần rút núm điều chỉnh của đồng hồ. Khi đó, kim giây sẽ dừng lại và đồng hồ coi như không hoạt động. Nếu chỉnh giờ xong mà bạn quên đóng núm điều chỉnh vào thì đồng nghĩa với việc đồng hồ không chạy được và khiến bạn nghĩ đồng hồ bị chết.

Thứ ba, với cấu tạo hàng nghìn linh kiện tinh xảo, có thể trong quá trình sử dụng một số linh kiện bên trong bị hư hỏng. Bạn nên mang đồng hồ đến các địa chỉ uy tín để kiểm tra, xác định lỗi và sửa chữa


Một vài linh kiện bị hỏng cũng có thể khiến đồng hồ cơ không hoạt động


Thứ tư, dù bạn đang sử dụng đồng hồ cơ Thụy Sĩ chất lượng vượt trội đến bao nhiêu nhưng cách sử dụng lại không hợp lý cũng có thể khiến đồng hồ bị chết. Ví dụ, đồng hồ bị va đập quá mạnh trong quá trình chơi thể thao, kéo núm điều chỉnh khi đang ở dưới nước, không lau dầu bảo dưỡng theo định kỳ...

3. Cách sửa đồng hồ cơ bị chết trong tích tắc

Với những nguyên nhân tại sao đồng hồ cơ hay bị chết bạn sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Với nguyên nhân do không sử dụng, không lên dây cót thì việc khắc phục rất đơn giản. Với đồng hồ lên dây cót bằng tay thì mỗi ngày bạn nên vặn từ 10 đến 15 vòng theo chiều bánh xe để tạo năng lượng cho đồng hồ hoạt động trở lại. Với đồng hồ lên dây cót tự động thì bạn nên đeo trên tay ít nhất 8 tiếng/ngày hoặc lắc nhẹ đồng hồ từ 5 đến 10 lần để các bánh đà có thể hoạt động trở lại.

Nên đeo đồng hồ cơ mỗi ngày để tạo năng lượng hoạt động

Với nguyên nhân khác như linh kiện hư hỏng, do va đập, đồng hồ bị vào nước... thì điều đầu tiên bạn cần lưu ý là không tự ý sửa chữa. Tốt nhất bạn nên mang đến các trung tâm bảo hành, sửa chữa đồng hồ uy tín để được kiểm tra và xác định lỗi cũng như khắc phục chuyên nghiệp. Bởi đồng hồ cơ có cấu tạo phức tạp, nếu không có kinh nghiệm sửa chữa việc tự ý tháo lắp có thể khiến các linh kiện bị rơi, hỏng khỏi vị trí ban đầu gây hư hỏng càng nặng hơn.


Nên đến các trung tâm sửa chữa, bảo hành nếu đồng hồ cơ bị chết

do nguyên nhân từ bên trong


Để không gặp phải trường hợp tương tự vào các lần sau, bạn nên nhớ sử dụng đúng cách, không tháo núm điều chỉnh khi đang ở dưới nước, không sử dụng đồng hồ khi đi xông hơi. Nên đeo hoặc vặn đồng hồ đúng tiêu chuẩn để tạo năng lượng. Ban đêm khi không sử dụng thì nên úp mặt đồng hồ lên một tấm vải mềm mịn để trữ cót lâu hơn. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên lau dầu, bảo dưỡng, vệ sinh sạch sẽ nhé.


Hi vọng với những lý giải về nguyên nhân vì sao đồng hồ cơ hay bị chết cũng như cách khắc phục nhanh chóng sẽ giúp bạn an tâm sử dụng hơn. Nếu cần hỗ trợ thêm bất cứ đông tin gì về đồng hồ cơ nói riêng và đồng hồ nói chung, mời bạn liên hệ với Donghochinhhang.com nhé!

. Donghochinhhang.com
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Lên đầu