icon zalo icon hotline

Cách chỉnh đồng hồ cơ chạy nhanh đơn giản nhất!

Hiện nay, việc sử dụng đồng hồ đang dần trở nên phổ biến. Tùy vào sở thích, công việc cũng như giới tính, mà mỗi người lại lựa chọn cho mình một dòng đồng hồ khác nhau. 

Một trong những dòng đồng hồ thông dụng, lịch sự và không kém phần sang trọng được nhiều người chọn mặt gửi vàng chính là đồng hồ cơ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cũng có những lỗi khiến chúng  ta khó chịu, điển hình như việc chạy nhanh, chạy chậm. Và chắc hẳn, khi đã bỏ ra một số tiền tương đối để mua chúng, chúng ta cũng nên tìm hiểu về cách sửa chữa những lỗi nhỏ này ?

Trước hết, hãy tìm hiểu đôi chút về loại đồng hồ cơ này nhé.

Đồng hồ cơ hay còn được gọi là đồng hồ tự động, đồng hồ Automatic,… là những phiên bản hoạt động dựa vào nguồn năng lượng được tạo ra từ những chuyển động cơ học, có thể từ sự chuyển động của cổ tay hay quá trình lên dây cót thủ công.

longines1

Ưu điểm lớn nhất của cỗ máy này đó là chúng không hoạt động bằng pin, năng lượng điện tử hay ánh sáng mặt trời, mà nó hoàn toàn dựa vào cơ chế vận động của người dùng để cung cấp năng lượng nạp vào bên trong bộ máy. Và đồng hồ cơ cho phép bộ máy vẫn hoạt động bình thường khi không đeo trong một thời gian nhất định, nhanh là 38 tiếng và chậm có thể lên đến 80 tiếng.

Đồng hồ cơ được chia làm 3 loại :

  • Đồng hồ cơ cổ điển
  • Đồng hồ cơ tự động automatic 
  • Đồng hồ cơ tự động kết hợp cả lên dây cót và chuyển động tay

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sai số nhanh chậm của đồng hồ, từ yếu tố tự nhiên đến yếu tố nhân tạo. Tuy nhiên, có 2 lí do khiến đồng hồ bị ảnh hưởng nhiều nhất :

Thứ 1: Thói quen sử dụng đồng hồ/hoạt động tay đeo đồng hồ của bạn làm ảnh hưởng đến hoạt động của đồng hồ

Thứ 2: Môi trường nơi chiếc đồng hồ hoạt động (có yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, từ trường, sốc,  làm ảnh đến sai số của đồng hồ vv..)

longines1

Để sửa chữa một chiếc đồng hồ đang chạy nhanh, chúng ta thực hiện các bước sau :

 Bước 1:  Theo dõi đồng hồ cơ bị chạy nhanh bao nhiêu giây/ngày. (Trong 3 ngày)

Bước 2:  Chuẩn bị dụng cụ tháo nắp lưng (kìm mở nắp vặn/tua vít/dao nạy), que tăm. Nếu là đồng hồ dây kim loại cần thêm dụng cụ tháo mắt dây.

Bước 3:  Mở khóa dây da, hoàn toàn/tháo rời một mắt dây.

Bước 4:  Tháo nắp lưng đồng hồ đeo tay  để tìm bộ phận Bánh Lắc Lò Xo. Nếu là đồng hồ tự động hãy xoay Bánh Đà cho đến khi thấy Bánh Lắc Lò Xo.

 Bước 5:  Nhìn trên cầu trục giữ Bánh Lắc Lò Xo có dấu “+” và “–”. Tìm đến thanh có hai dấu chấm.

Bước 6: Dùng que tăm gạt thật nhẹ thanh nằm ở trên (nên dùng kính lúp) xoay theo chiều Cùng Chiều Kim Đồng Hồ.

Bước 7:  Đóng kỹ nắp lưng đồng hồ để tránh ẩm, bụi xâm nhập. Gắn lại dây đeo hoàn chỉnh và đeo như bình thường.

Bước 8:  Theo dõi đồng hồ chạy nhanh / chậm bao nhiêu giây/ngày trong 3 ngày và lặp lại các bước trên nếu độ chính xác của đồng hồ chưa được như ý.

 Lưu ý trong quá trình chỉnh : Tuyệt đối không được động chạm đến các bộ phận khác của bộ máy, đặc biệt là Lò Xo, thanh có một dấu chấm, ngựa, hồi. Không để tay tiếp xúc với bộ máy, tốt nhất là gạt xong rồi đóng nắp lại luôn.

Hi vọng, với thông tin trên,các bạn có thể sửa chữa tại nhà cho chiếc đồng hồ cơ của mình !

DHCH
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Lên đầu