icon hotline

5 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI BẠN CÓ Ý ĐỊNH ĐÁNH BÓNG VỎ DÂY ĐỒNG HỒ

     Đồng hồ vừa được xem là phụ kiện thời trang cao cấp, vừa khẳng định phong cách người đeo. Chắc chắn một điều ai cũng muốn chiếc đồng hồ của mình luôn mới đẹp, sáng bóng. Đánh bóng vỏ dây đồng hồ được xem là phương pháp hồi sinh diện mạo tối ưu nhất. Tuy nhiên cách khắc phục làm mới này cũng cần có những lưu ý riêng.

1) Đánh bóng vỏ dây đồng hồ cần xem xét vật liệu.

     Có rất nhiều vật liệu kim loại được ứng dụng vào chế tác vỏ và dây đồng hồ trong đó được sử dụng nhiều nhất phải kể đến:

  • Chất liệu thép không gỉ 316L: chất liệu phổ biến nhất trong ngành đồng hồ với mức giá phải chăng, bền bỉ, không gỉ… Đối với vỏ và dây đồng hồ chỉ thiết kế một kiểu là inox mờ hoặc inox bóng việc đánh bóng sẽ mang lại hiệu quả vô cùng cao, khôi phục gần như nguyên trạng vẻ đẹp ban đầu. Còn đối với những chiếc đồng hồ kết hợp cả hai kiểu mờ và bóng thì việc đánh bóng mang lại hiệu quả khoảng 80%.

 

>>> CẢNH BÁO: ĐỪNG MUA ĐỒNG HỒ LONGINES NẾU BẠN CHƯA ĐỌC CÁC THÔNG TIN NÀY!


  • Mạ vàng PVD: Vật liệu chính là thép không gỉ 316L. Với công nghệ mạ 3 lớp ( Niken, Titanium, vàng 18K) cho ra màu sắc đa dạng, sáng bóng, bền đẹp, không gây kích ứng da. Tuy nhiên, những chiếc đồng hồ có vỏ và dây được mạ vàng PVD khách hàng sẽ không thể đánh bóng được. Vì khi đánh bóng sẽ làm mất lớp mạ vàng bên ngoài, trơ lớp thép bên trong.

 

  • Demi kết hợp thép không gỉ 316 L và mạ vàng PVD: Dây là kiểu thiết kế demi đan xen giữa thép không gỉ 316L và mạ vàng PVD. Cách kết hợp này tạo ra các thiết kế phong phú, tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, hai chất liệu này khác nhau nên không thể đánh bóng được, khi đánh bóng inox sẽ làm hỏng vàng và ngược lại.

 

  • Bọc vàng: Đây là kiểu thiết kế dát mỏng vàng 18K bọc lên thép không gỉ 316L, với độ dày lên đến 200 micron.

 

  • Vàng nguyên khối: Vỏ và dây được thiết kế hoàn toàn từ vàng 18K.

 


     Dòng sản phẩm này nổi bật bởi sự sang trọng, chống ăn mòn, ố mờ tốt, chịu được hóa chất, thường xuất hiện ở các thương hiệu cao cấp như Longines, Tissot... Vỏ và dây đồng hồ làm từ vật liệu này có thể đánh bóng được. Tuy nhiên, khi đánh bóng sẽ làm mất đi lớp vàng. Chính vì vậy, khách hàng nên cân nhắc trước khi làm.

 

2. Hiệu quả của việc đánh bóng vỏ và dây đồng hồ còn tùy thuộc vào mức độ xước

     Nhiều người lầm tưởng chỉ cần đánh bóng được là đồng sẽ trở lại mới nguyên như ban đầu. Suy nghĩ này là chưa chính xác. Mức độ xước là yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của việc đánh bóng. Các vết xước dăm nhỏ dễ xử lí và sẽ biến mất. Còn với các vết xước sâu, xước lớn thì chỉ có thể cải thiện được một phần nào đó.

3. Không nên lạm dụng việc đánh bóng vỏ dây đồng hồ

     Khi thực hiện đánh bóng làm mới vỏ dây,  thì dù ít dù nhiều cũng sẽ làm vỏ và dây đồng hồ bị mỏng đi. Chính vì thế, nếu thực hiện thường xuyên sẽ làm giảm độ chịu lực của vỏ và dây đồng hồ.  Đồng hồ dễ bị móp méo, không giống với ban đầu.

4. Hãy gửi gắm chiếc đồng hồ thân yêu vào các cơ sở chính hãng, uy tín.

  • Một số bước cơ bản trong việc đánh bóng đồng hồ: 

- Vệ sinh dây vỏ trước mở máy bằng máy hút bụi chuyên dụng

- Tháo máy khỏi vỏ để tránh ảnh hưởng đến bộ phận chuyển động trong quá trình đánh bóng.

- Đánh bóng mờ và đánh bóng sáng từng phần bằng dụng cụ chuyên dụng

- Đo khả năng chống nước trong tình trạng không máy bằng dụng cụ nén áp suất chuyên dụng.

- Lắp máy và kiểm tra độ chính xác của đồng hồ bằng máy đo tần số, và cơ cấu chuyển động cơ học như chuyển động của tay.

 

- Bước cuối cùng: Lắp ráp vào vỏ và tiến hành kiểm tra độ chịu nước của đồng hồ. Đây là bước đặc biệt cần thiết nhưng không phải đơn vị nào cũng thực hiện. Chính vì thế, bạn có thể dựa trên bước này để đánh giá độ uy tín, chuyên nghiệp của đơn vị mình sửa chữa.


Thực ra việc đánh bóng vỏ đồng hồ không phức tạp nhưng nó lại đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao, tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ tránh không mất logo, series của các mẫu đồng hồ đặc biệt là các thương hiệu đồng hồ cao cấp. Chính vì vậy khách hàng nên lựa chọn địa chỉ tin cậy để tránh đồng hồ gặp những trục trặc không đáng có. 

     Gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hành, sửa chữa đồng hồ chính hãng, Donghochinhhang.com  tự hào mang tới dịch vụ uy tin nhất, với chất lượng tốt nhất.

6. Tip nhỏ để đồng hồ không bị trầy xước

     - Luôn đeo đồng hồ ở tay không thuận, việc đeo đồng hồ ở tay thuận sẽ làm xác suất đồng hồ bị va chạm nhiều hơn.

  

     - Khi không đeo đồng hồ tốt nhất bạn nên đặt nghiêng đồng hồ, tránh việc tiếp xúc giữa vỏ và dây đồng hồ.

     - Khi tháo đồng hồ ra khỏi tay, chúng ta nên đặt đồng hồ trên một mặt phẳng và đặt trên tấm vải mềm. Và tốt nhất nên cất đồng hồ vào hộp để đồng hồ được bảo vệ tốt nhất.

     Hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sử dụng đồng hồ.

Khánh Linh
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Lên đầu