icon zalo icon hotline

Nghề sửa đồng hồ đeo tay ở Hà Nội sắp bị biến mất?

Có lẽ những người yêu, hiểu và sống ở Hà Nội lâu năm ai cũng thân thuộc với hình ảnh những người thợ sửa đồng hồ đeo tay tỉ mẩn, chu đáo, cặm cụi với từng chi tiết. Đó là hình ảnh đã trở thành thương hiệu, một nét gì đó truyền thống mang theo tâm hồn của một Hà Nội xưa, đầy cổ điển và sâu lắng.

Nhưng rồi, trong những năm gần đây hình ảnh người thợ sửa đồng hồ đeo tay ở Hà Nội cứ ngày một thưa thớt dần mà chẳng ai lý giải nổi. Có vẻ như thời thế, thế thời thay đổi cũng kéo theo con người vào những guồng quay mới, quên đi những giá trị truyền thống của chiếc đồng hồ? Hay những chiếc đồng hồ ngày càng tiện dụng, dễ dùng hơn mà ít hỏng hóc hơn? Hay còn một lý do nào khác?

Xa rồi hình ảnh người thợ sửa đồng hồ đeo tay trên khắp các phố?

Trước đây, mỗi khi bước chân trên từng con phố Hà Nội, có lẽ hình ảnh người thợ sửa đồng hồ già, cặm cụi với từng chi tiết linh kiện nhỏ trở nên rất phổ biến. Bên hiên nhà nhỏ, với một tủ dụng cụ đơn giản và một chiếc ghế, người thợ sửa đồng hồ cứu từng nhịp đập thời gian, lặng lẽ dù ngày tháng trôi. Họ tạo nên một nét văn hóa riêng, nét rất cổ kính và trầm mặc trên từng góc phố Thủ Đô. Thời điểm đó, dường như đi đến nơi nào của Hà Nội chúng ta cũng có thể bắt gặp một tiệm sửa đồng hồ nhỏ với người thợ già cặm cụi.

Nhưng rồi, xã hội ngày càng phát triển, những công cụ điện tử cũng ngày càng xuất hiện nhiều hơn, phổ biến hơn. Việc có một chiếc đồng hồ để xem giờ hiện tại đã không còn là điều bắt buộc với mỗi người. Đồng hồ hiện tại mang xu hướng là một vật trang trí trên cổ tay nhiều hơn. Hình ảnh người thợ sửa đồng hồ đeo tay bên tủ dụng cụ nhỏ giờ gần như rất ít xuất hiện. Có chăng trên từng góc phố hiện tại chỉ còn hình ảnh nhỏ lẻ, đơn điệu của những tiệm sửa đồng hồ cũ với bảng hiệu và không gian mộc mạc.  Hình ảnh người thợ sửa đồng hồ ít đi hẳn như những giá trị xưa cũ đang dần chìm vào dĩ vãng.

Nhiều người cho rằng cái gì trên đời cũng phải có lúc ‘oanh’ thì phải có lúc ‘liệt’. Nghề thợ sửa đồng hồ đeo tay phải chăng đã qua rồi thời vàng son và những người thợ sửa đồng hồ không còn bám trụ được với nghề?

Thời thay đổi, thế thay đổi, nghề sửa đồng hồ cũng thay đổi!

Thực tế thì sự thay đổi và phát triển vốn dĩ là quy luật của cuộc sống. Trong sự chuyển biến ngày càng tiến lên của xã hội, rất nhiều nghề đã mất đi. Nhưng có lẽ nghề thợ sửa đồng hồ đeo tay không nằm trong số đó.

Như đã nói, đồng hồ bây giờ không chỉ là vật xem giờ mà còn là vật dụng thời trang. Xã hội phát triển, nhu cầu mua đồng hồ càng lớn hơn chứ không phải giảm đi do người dân ngày càng có điều kiện hơn. Những chiếc đồng hồ hiện đại được tích hợp nhiều chức năng hơn, nhiều kiểu dáng mẫu mã phong phú hơn để người dùng tha hồ lựa chọn. Vậy những người thợ sửa đồng hồ trước đây đã đi đâu khi mà nhu cầu thị trường vẫn còn rất lớn.

Câu trả lời là sự phát triển của ngành đồng hồ khiến yêu cầu của việc sửa chữa phức tạp hơn rất nhiều. Việc sửa chữa hiện nay không còn chỉ là một chiếc tủ đồ nghề với tay nghề cao, sự cẩn thận, tỉ mẩn là đủ. Nó còn phải có cả những dụng cụ, máy móc chính hãng, phức tạp và cao cấp. Cùng với đó, công nghệ hiện nay cũng phát triển khiến người thợ sửa đồng hồ đeo tay phải thích nghi và tiếp thu kiến thức mới.

Điều này dẫn tới những người thợ sửa đồng hồ thế hệ mới xuất hiện. Họ làm việc trong những trung tâm rất lớn, được ủy quyền của Hãng sản xuất với hệ thống máy móc vô cùng phong phú, được nhập khẩu chính hãng. Những người thợ sửa đồng hồ trước đây dù không làm trong những trung tâm lớn cũng phần nhiều tiếp thu kiến thức mới, mở rộng cơ sở của mình để đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Như vậy, nghề thợ sửa đồng hồ đeo tay không hề trôi vào dĩ vãng mà ngày càng phát triển để tiếp thu kiến thức, công nghệ mới và ngày càng làm tốt hơn việc của mình – những người giữ nhịp thời gian.

. Donghochinhhang.com
BÌNH LUẬN

Tin cùng chuyên mục

Lên đầu